Hết tháng 9, mặt hàng nào cán mốc kim ngạch xuất nhập khẩu 100 tỷ USD?

Theo Tổng cục Hải quan, nhóm hàng đạt quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 100 tỷ USD đầu tiên là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 104,23 tỷ USD. Đây cũng là nhóm hàng xuất nhập khẩu đầu tiên của cả nước đạt được quy mô kim ngạch ba con số.

Đáng chú ý, sau nhiều năm đứng thứ 2 sau điện thoại và linh kiện, năm 2023, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của nước ta.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất sau 9 tháng đầu năm (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương)

Cụ thể, hết tháng 9 xuất khẩu của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 41,41 tỷ USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu đạt 62,82 tỷ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, hết tháng 9 nhóm hàng này nhập siêu 21,41 tỷ USD. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của nhóm hàng này có thể kể đến như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Hồng Kông (Trung Quốc)… Trong khi thị trường nhập khẩu lớn có thể kể đến là Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…

Hết tháng 9, riêng nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm tới 21% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.

Công nghiệp điện tử là ngành sản xuất, có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động lan tỏa mạnh đến các ngành công nghiệp khác. Đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế – kỹ thuật của mọi quốc gia trên thế giới. Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam hiện chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp, chủ yếu sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học.

Trong giai đoạn từ 2011 đến 2022, nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng lần lượt các năm là: Năm 2019 và năm 2020 cùng tăng 22,8%; năm 2021 tăng 13,5% và năm 2022 tăng 9,7%. Bình quân cả giai đoạn 2011-2022 tăng 25,6%.

Nguồn: congthuong

Xuất khẩu cà phê dần chinh phục mốc 4 tỷ USD

Chuẩn bị vào vụ mới, xuất khẩu cà phê dự kiến tăng trở lại

Đầu tư vùng trồng đạt chuẩn, xuất khẩu cà phê tăng cao về giá trị

Thống kê từ Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV), kết thúc tuần giao dịch 2 – 8/10, thị trường vẫn dành nhiều sự chú ý đến giá cà phê, khi mặt hàng này tiếp tục suy yếu. Trong đó, giá Robusta giảm 4,18% và giá Arabica giảm nhẹ hơn, với 0,07% so với tham chiếu.

Giá cà phê suy yếu trong tuần vừa qua

Brazil đẩy mạnh xuất khẩu cùng với việc Việt Nam đang thu hoạch vụ mới là nguyên nhân gây áp lực lên giá. Nông dân tại Việt Nam đã bắt đầu thu hoạch cà phê chín sớm niên vụ 2023/2024. Điều này có thể giúp gia tăng nguồn cung cho hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới.

Theo Chính phủ Brazil, trong tháng 9, nước này đã xuất khẩu 177.685 tấn cà phê nhân (2,69 triệu bao loại 60kg), tăng 10,5% so với mức 169.678 tấn trong cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, mức cà phê xuất khẩu chững lại so với mức 197.471 tấn đã xuất đi vào tháng 8/2023.

Bên cạnh đó, tỷ giá USD/Brazil Real tiếp tục tăng thêm hơn 2% trong tuần vừa qua. Chênh lệch tỷ giá gia tăng đã kích thích nhu cầu bán hàng của nông dân Brazil do thu về nhiều nội tệ hơn.

Trên thị trường nội địa, ghi nhận đến cuối tuần trước (ngày 7/10), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ được thu mua quanh mức 63.700 – 64.300 đồng/kg. Chỉ sau 1 tuần, giá cà phê trong nước đã giảm mạnh 2.200 – 2.400 đồng/kg.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam được lợi về giá

Đối với giá cà phê xuất khẩu, tháng 9/2023, giá cà phê Robusta biến động không đồng nhất so với cuối tháng 8/2023; cà phê Arabica giảm mạnh. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 9/2023 ước tính đạt 65 nghìn tấn, trị giá 205 triệu USD, giảm 23,2% về lượng và giảm 20,8% về trị giá so với tháng 8/2023; giảm 32,7% về lượng và giảm 12,8% về trị giá so với tháng 9/2022.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước tính đạt 1,266 triệu tấn, trị giá 3,16 tỷ USD, giảm 7,3% về lượng nhưng tăng 1,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Về giá, ước tính, tháng 9/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 3.151 USD/tấn, tăng 3,2% so với tháng 8/2023 và tăng 29,6% so với tháng 9/2022. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 2.499 USD/tấn, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Đối với cơ cấu chủng loại, tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê Robusta và Arabica giảm so với cùng kỳ năm 2022, nhưng xuất khẩu cà phê Excelsa và chế biến tăng.

Sản lượng cà phê năm nay ước giảm 10-15% do thời tiết không thuận. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê từ nay đến cuối năm vẫn khả quan do nhu cầu tăng cao hơn so với nguồn cung.

Dù kim ngạch đạt mức cao là kết quả đáng mừng đối với ngành cà phê, nhưng MXV phân tích, nhìn lại hoạt động xuất khẩu trong hai năm qua thì khả năng có thể duy trì giá trị xuất khẩu ở mức cao trong dài hạn là điều chưa chắc chắn. Bởi có thể thấy rằng yếu tố chính giúp kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2023 vượt 4 tỷ USD là nhờ vào giá tăng trong bối cảnh nguồn cung thiếu hụt.

Trước đó, năm 2022, lần đầu tiên Việt Nam thu về hơn 4 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu cà phê là nhờ lượng cà phê xuất mức cao thứ ba trong 10 năm, với 1,78 triệu tấn. Chính vì đẩy mạnh lượng cà phê xuất khẩu trong năm 2022 nên trữ lượng xuất khẩu dành cho năm 2023 thấp, bên cạnh sản lượng giảm 10-15% trong niên vụ 2022/2023.

Tính toán từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng cà phê xuất khẩu cả năm 2023 sẽ đạt khoảng 1,72 triệu tấn, thu về 4,2 tỷ USD.

Nguồn: congthuong

Xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 8/2023 thu về hơn 5,1 tỷ USD

Xuất khẩu điện thoại, máy vi tính cán mốc 10 tỷ USD

Xuất khẩu điện thoại, máy vi tính mang về 10,43 tỷ USD

Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 8/2023 đã thu về hơn 5,1 tỷ USD, tăng 15,7% so với tháng 7/2023. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này thu về hơn 33,8 tỷ USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Tính đến hết tháng 8, những quốc gia đang ghi nhận trị giá xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt trên 1 tỷ USD lần lượt là Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, UAE và Áo.

Xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 8/2023 thu về hơn 5,1 tỷ USD

Đây là nhóm hàng đứng thứ 2 về kim ngạch trong số các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam (đứng sau nhóm hàng máy tính điện tử và linh kiện), chiếm 14,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.

Riêng tháng 8/2023 xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt gần 5,15 tỷ USD, tăng 15,7% so với tháng 7/2023 nhưng giảm 15,5% so với tháng 8/2022.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của điện thoại và linh kiện của Việt Nam với thị phần 26,2%. Cụ thể, trong tháng 8, Trung Quốc đã chi 1,68 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam, tăng mạnh 111% so với tháng 7/2023 và tăng 7,4% so với tháng 8/2022.

Tính chung trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam thu về 8,8 tỷ USD từ xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Trung Quốc, giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm 2022.

Thị trường lớn thứ 2 là Mỹ với tỷ trọng 17%. Cụ thể, xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ đạt kim ngạch hơn 728 triệu USD, giảm 11% so với tháng 7/2023. Trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Mỹ thu về hơn 5,6 tỷ USD, giảm 39% so với cùng kỳ năm 2022.

Tiếp đến thị trường Hàn Quốc chiếm tỷ trọng 7,16%. 8 tháng đầu năm, Việt Nam thu về từ Hàn Quốc 2,4 tỷ USD nhờ xuất khẩu điện thoại và linh kiện, giảm 37,4% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng trong tháng 8 thu về hơn 396 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ.

UAE là thị trường xuất khẩu điện thoại và linh kiện lớn thứ 4 của Việt Nam với thị phần 4,15%. Tháng 8/2023, giá trị xuất khẩu sang thị trường U.A.E đạt 215 triệu USD, tăng 32,9% so với tháng 7/2023. 8 tháng đầu năm, Việt Nam thu về gần 1,41 tỷ USD, giảm 19,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Ngoài ra, Áo cũng là thị trường xuất khẩu lớn của điện thoại và linh kiện của Việt Nam. Trong tháng 8, trị giá xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện sang Áo đạt hơn 179 triệu USD, giảm nhẹ 0,3% so với tháng 7/2023 và đạt 1,34 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm, tăng 3,75% và chiếm tỷ trọng 3,96%.

Nhìn chung, xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang hầu hết các thị trường trọng điểm trong 8 tháng năm 2023 sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.

Nguồn: congthuong

[Infographics] Điểm danh sáu mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Longform | Bài 1: Mặt hàng xuất khẩu tỷ đô “khó chồng khó”

Điểm tin kinh tế – thị trường ngày 20/9/2023: Nhiều nhóm hàng xuất khẩu tăng tỷ USD


Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2023, có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 62,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Theo thống kê, hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 41,19 tỷ USD; tiếp đến là điện thoại và linh kiện (39,03 tỷ USD).

Mặt hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 30,64 tỷ USD, trong khi mặt hàng dệt may là 25,5 tỷ USD./.

www.vietnamplus.vn

Tháng 8/2023, nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt tăng nhẹ trở lại

Theo thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 8/2023, Việt Nam nhập khẩu 62,53 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, với trị giá 128,72 triệu USD, tăng 3,6% về lượng, nhưng giảm 0,7% về trị giá so với tháng 8/2022.

Tháng 8/2023, nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt tăng nhẹ trở lại (Ảnh: Như Huỳnh Vietnambiz)

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 418,93 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 851,76 triệu USD, tăng 1,9% về lượng, nhưng giảm 7,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam tăng nhẹ trở lại trong tháng 8/2023, trong bối cảnh giá heo hơi giảm và chưa có dấu hiệu hồi phục, thị trường tiêu thụ chậm.

Trong tháng 8/2023, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ 38 thị trường trên thế giới.

Trong đó, Ấn Độ vẫn là thị trường lớn nhất cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt cho Việt Nam trong tháng, đạt 14,02 nghìn tấn, trị giá 41,15 triệu USD, tăng 44,1% về lượng và tăng 22,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 22,43% về lượng và chiếm 31,97% về trị giá trong tổng nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của cả nước.

Giá nhập khẩu bình quân thịt và các sản phẩm thịt từ Ấn Độ về Việt Nam giảm 14,8% so với cùng kỳ năm 2022, xuống còn 2.934 USD/tấn.

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ Ấn Độ đạt 90,47 nghìn tấn, trị giá 265,96 triệu USD, giảm 13,6% về lượng và giảm 20,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Trong 8 tháng đầu năm 2023, cơ cấu thị trường cung cấp thịt và các sản phẩm thịt cho Việt Nam có sự thay đổi khi lượng nhập khẩu từ Ấn Độ, Hoa Kỳ, Brazil, Hàn Quốc giảm, trong khi nhập khẩu từ Nga tăng so với cùng kỳ năm 2022.

Trong tháng 8/2023, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là các chủng loại thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm; phụ phẩm ăn được sau giết mổ của heo, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt trâu tươi đông lạnh; thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh…

Trong đó, nhập khẩu thịt gia cầm, thịt bò tiếp tục giảm; trong khi nhập khẩu thịt heo, thịt trâu và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của heo, trâu, bò sống tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2022.

Tháng 8/2023, Việt Nam nhập khẩu 12,19 nghìn tấn thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, với trị giá 30,49 triệu USD, tăng 29,2% về lượng và tăng 55,6% về trị giá so với tháng 8/2022. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp kể từ đầu năm 2023, lượng thịt heo nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2022. Giá nhập khẩu thịt heo trung bình về Việt Nam đạt 2.502 USD/tấn, tăng 20,4% so với tháng 8/2022.

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh đạt 66,95 nghìn tấn, trị giá 173,11 triệu USD, tăng 3,2% về lượng và tăng 25,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Trong tháng 8/2023, thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh được nhập khẩu từ 19 thị trường, trong đó chủ yếu được nhập khẩu từ Brazil chiếm 51,96% trong tổng lượng nhập khẩu thịt heo của cả nước; tiếp theo là Nga chiếm 23,31%; Hoa Kỳ chiếm 4,61%; Canada chiếm 4,45%; Đan Mạch chiếm 4,08%…

Lượng thịt heo nhập khẩu từ các thị trường này về Việt Nam trong tháng 8/2023 đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022.

Trong 8 tháng đầu năm 2023, cơ cấu thị trường cung cấp thịt heo cho Việt Nam có sự thay đổi, khi tỷ trọng nhập khẩu từ Nga, Hoa Kỳ tăng; trong khi tỷ trọng nhập khẩu từ Brazil, Đức, Canada, Hà Lan giảm.

Các chuyên gia dự báo, những tháng cuối năm sẽ không thiếu nguồn cung do từ tháng 9 trở đi người dân và doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh tái đàn, cùng với đó là nguồn nhập khẩu để các doanh nghiệp đưa vào chế biến.

 

Nguồn: congthuong

Lô cà phê đặc sản đầu tiên chuẩn bị được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Theo đó, lô hàng của Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco Daklak) xuất khẩu cho một khách hàng tại Nhật Bản.

Trước đó, vào năm 2021, doanh nghiệp này cũng đã xuất nguyên container hàng đặc sản đi thị trường châu Âu.

Vùng trồng cà phê đặc sản xuất khẩu của Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco Daklak). Ảnh do doanh nghiệp cung cấp

Cà phê đặc sản là một loại cà phê đến từ các vùng trồng có điều kiện tự nhiên đặc biệt. Quy trình chăm sóc, thu hoạch và chế biến của cà phê đặc sản tuân theo các tiêu chuẩn và quy trình đánh giá của Hiệp hội Cà phê đặc sản thế giới (SCA) và Viện Chất lượng cà phê thế giới (CQI). Để được coi là cà phê đặc sản, sản phẩm này phải đạt từ 80 điểm trở lên trong quá trình đánh giá.

Cà phê đặc sản trong lô hàng này được trồng tại Hợp tác xã Eatan – Krongnang, với độ cao trên 800m so với mặt nước biển. Vùng trồng này có nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho cây cà phê phát triển và cho ra một loại cà phê chất lượng vượt trội.

Sau khi được hái chín bằng tay với tỷ lệ 100%, cà phê được chế biến, sau đó được rửa sạch qua hai lần nước và sẽ được kiểm soát quá trình lên men nguyên trái với phương pháp chế biến tự nhiên Anaerobic Natural, từ đó tạo ra những hương vị đặc trưng và độc đáo cho cà phê.

Cuối cùng, cà phê sẽ trải qua giai đoạn phơi chậm để loại bỏ độ ẩm và đạt được độ ổn định cần thiết. Để bảo quản hương vị lâu hơn, cà phê sau quá trình chế biến sẽ được bảo quản trong kho mát. Tất cả quá trình trên nhằm tạo ra những hương vị mới và độc đáo cho cà phê đặc sản, đồng thời giữ được chất lượng và hương vị của cà phê trong thời gian dài.

Ông Lê Đức Huy – Tổng giám đốc Simexco Daklak – cho hay, khách hàng mua cà phê đặc sản thường rất khắt khe và đòi hỏi sự ổn định chất lượng cho cả lô hàng. Để đáp ứng được yêu cầu này, Simexco đã dành nhiều năm để khách hàng có thể thử nghiệm và duyệt mẫu trước khi xuất đơn hàng này.

Bên cạnh đó, giá trị của cà phê đặc sản thường cao hơn nhiều lần so với cà phê thương mại. Điều này thể hiện sự độc nhất và phẩm chất vượt trội của sản phẩm trong thời buổi đa dạng các loại mẫu mã hàng hóa trên thị trường cà phê trong nước và quốc tế. Một số sản phẩm cà phê đặc sản thậm chí có giá trị lên đến 310.000 – 430.000 đồng/kg (được định giá trong cuộc đấu giá cà phê đặc sản đầu tiên tại Việt Nam).

“Đối tác Nhật Bản (khách hàng lâu năm của công ty) trước đó chủ yếu mua các mặt hàng cà nhân xanh thương mại (Arabica và Robusta), nhưng sau khoảng thời gian dài tìm hiểu, khảo sát và kiểm tra chất lượng sản phẩm của Simexco Daklak, khi nhận thấy đây là một mặt hàng mới đầy tiềm năng phát triển thì họ quyết định đặt hàng để mở rộng thêm tại thị trường trong nước”, ông Lê Đức Huy chia sẻ.

Cà phê đặc sản của Việt Nam chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ảnh do doanh nghiệp cung cấp

Nhật Bản là thị trường lớn của cà phê Việt Nam nói chung và Simexco nói riêng. Cụ thể lượng cà phê mà Simexco xuất sang thị trường Nhật Bản niên vụ 2019 – 2020 đạt 15.425 tấn; niên vụ 2020 – 2021 đạt 15.345 tấn; niên vụ 2021 – 2022 đạt 24.160 tấn.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 48,68 nghìn tấn, trị giá 128,57 triệu USD, giảm 7,4% về lượng và giảm 2,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái; giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Nhật Bản ở mức 2.641 USD/tấn, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê Robusta và Arabica của Việt Nam sang Nhật Bản giảm; ngược lại, xuất khẩu cà phê chế biến sang Nhật Bản tăng.

Trong thời điểm nền kinh tế toàn cầu tiến vào giai đoạn suy thoái thì việc xuất khẩu được lô hàng lớn lần này mang ý nghĩa rất lớn. Theo đó, việc này không chỉ nâng cao vị thế của ngành cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, đây còn là minh chứng cho việc cà phê Robusta Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu khó và khắt khe của mọi khách hàng trên toàn thế giới.

Đồng thời, việc sản xuất và tiêu thụ cà phê đặc sản sẽ đem đến giá trị gia tăng cao, giúp thay đổi hướng sản xuất của nông dân và tạo ra cơ hội thu nhập bền vững.

Nguồn: congthuong

Xuất khẩu phân bón sụt giảm mạnh, doanh nghiệp trong nước nỗ lực tìm thị trường mới

Cụ thể, số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, 5 tháng năm 2023, cả nước xuất khẩu 692.259 tấn phân bón các loại, tương đương 289,07 triệu USD, giá trung bình 417,6 USD/tấn, giảm 8,9% về khối lượng, giảm 42,2% về kim ngạch và giảm 36,5% về giá so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, riêng tháng 5/2023 xuất khẩu 154.995 tấn phân bón các loại, đạt 56,9 triệu USD, giá 367,1 USD/tấn, tăng 17,5% về khối lượng, tăng 17,4% kim ngạch nhưng giảm nhẹ 0,1% về giá so với tháng 4/2023; So với tháng 5/2022 thì tăng 16,9% về lượng, nhưng giảm 35,2% kim ngạch và giảm 44,6% về giá.

Chỉ số xuất khẩu phân bón 5 tháng đầu năm 2023

Phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia. Riêng thị trường này đã chiếm 33% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước, đạt 227.708 tấn, tương đương 95,47 triệu USD, giá trung bình 419,3 USD/tấn, tăng 8% về lượng nhưng giảm 19,2% kim ngạch và giá giảm 25,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong tháng 5/2023 xuất khẩu sang thị trường này đạt 76.236 tấn, tương đương 29,92 triệu USD, giá trung bình 392,5 USD/tấn, tăng 64,7% về lượng và tăng 65,4% kim ngạch, giá tăng nhẹ 0,4% so với tháng 4/2023.

Đứng sau thị trường chủ đạo Campuchia là thị trường Hàn Quốc đạt 47.838 tấn, tương đương 17,62 triệu USD, giá trung bình 368,3 USD/tấn, giảm 16,9% về lượng, giảm 62% kim ngạch và giảm 54,4% về giá, chiếm 6,9% trong tổng khối lượng và chiếm 6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.

Xuất khẩu sang thị trường Malaysia đạt 45.552 tấn, tương đương 15,23 triệu USD, giá trung bình 334,3 USD/tấn, giảm mạnh 44,3% về lượng, giảm 59,8% kim ngạch và giá giảm 27,8%, chiếm 6,6% trong tổng khối lượng và chiếm 5,3% trong tổng kim ngạch.

Xuất khẩu sang các thị trường FTA RCEP đạt 391.107 tấn, tương đương 162,64 triệu USD, giảm 16,2% về lượng, giảm 42,8% kim ngạch. Xuất khẩu sang các thị trường FTA CPTTP đạt 48.442 tấn, tương đương 16,61 triệu USD, giảm 47,9% về lượng, giảm 63,5% kim ngạch. Xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á đạt 340.379 tấn, tương đương 143,63 triệu USD, giảm 14,5% về lượng, giảm 37,6% kim ngạch.

Một trong những đơn vị xuất khẩu phân bón lớn sang thị trường Campuchia là Công ty CP Phân bón Bình Điền. Tuy nhiên, 5 tháng năm 2023, Bình Điền ghi nhận xuất khẩu sang thị trường này sụt giảm. Mới đây nhất, tại Đại hội cổ đông của Công ty diễn ra vào 28/4, trả lời câu hỏi của cổ đông về sản lượng tiêu thụ tại thị trường xuất khẩu giảm, ông Ngô Văn Đông – Tổng giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền cho biết xuất khẩu sang thị trường Campuchia có dấu hiệu bất thường khi giảm đến 3.000 tấn. Ông Đông cho rằng rất nhiều doanh nghiệp Thái Lan, Trung Quốc tràn sang Campuchia đầu tư và bao tiêu đầu vào lẫn đầu ra sản xuất nông sản. Đây là thách thức rất lớn không chỉ đối với Bình Điền mà cả với các nhà sản xuất phân bón Việt Nam ở thị trường xuất khẩu truyền thống này.

Thị trường xuất khẩu khó khăn và sụt giảm nên Bình Điền cũng như một số doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước đã tìm hướng mở rộng xuất khẩu sang thị trường khác. Mới đây nhất, ngày 12/5, phân bón Bình Điền đã ký kết với Tập đoàn Phongsavanh (Lào) bản ghi nhớ về hợp tác kinh doanh với mục tiêu chuyển giao các kiến thức canh tác nông nghiệp tiên tiến và các sản phẩm phân bón đến nước Lào. Bên cạnh đó, Tập đoàn Phongsavanh sẽ là nhà phân phối độc quyền của phân bón Đầu Trâu tại đất nước Lào trong thời gian tới.

Lãnh đạo Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao trong chuyến thăm và làm việc cùng Công ty Chembridge Resources (Cao Hùng, Đài Loan – Trung Quốc)

Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cũng mở rộng thị trường xuất khẩu phân bón sang Đài Loan (Trung Quốc). Ngoài thị trường truyền thống là Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Campuchia, Lào, Supe Lâm Thao đã chinh phục được thêm một thị trường khó tính, đó là Đài Loan (Trung Quốc), nơi nông nghiệp rất phát triển và đòi hỏi rất cao về chất lượng trong việc sử dụng phân bón.

Ngoài ra, Supe Lâm Thao đã có chương trình thăm và làm việc với Công ty Chembridge Resources (Cao Hùng, Đài Loan – Trung Quốc). Tại đây, Công ty Chembridge Resources đã bày tỏ nguyện vọng tiếp tục được đặt những đơn hàng lớn về sản phẩm phân bón Lâm Thao, nhất là các sản phẩm phân bón mới của Lâm Thao để phát triển một nông nghiệp xanh, sạch, bền vững, nâng tầm giá trị nông sản tại Đài Loan.

Lô vải không hạt trồng tại Thanh Hóa được xuất khẩu sang Nhật Bản và Vương quốc Anh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cho biết, chiều ngày 13/6, hơn 1 tấn vải không hạt đầu tiên được Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm – Sông Âm trồng tại Thanh Hóa đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Vương quốc Anh.

Việc xuất khẩu hơn 1 tấn vải không hạt sang thị trường Nhật Bản và Vương quốc Anh đã mở ra cơ hội cho trong việc xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, đây là lô hàng đầu tiên được xuất khẩu sang Nhật Bản với khối lượng 500 kg và Vương quốc Anh là 600 kg. Đây là giống vải không hạt được Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm – Sông Âm phối hợp với Viện Di truyền nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chọn tạo, trồng thử nghiệm trên địa bàn huyện Ngọc Lặc với diện tích khoảng 30 ha tại xã Nguyệt Ấn, theo quy trình VietGAP, GlobalGAP nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Đại diện Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm – Sông Âm cho biết, 2023 là năm đầu tiên công ty thu hoạch vải để bán ra thị trường. Ước tính sản lượng thu hoạch khoảng 20 tấn, với giá bán buôn khoảng 170.000 đồng/kg. Hiện nay vải không hạt của công ty đã có mặt tại nhiều thị trường lớn trong nước như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh…

Việc Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm – Sông Âm xuất khẩu hơn 1 tấn vải không hạt đầu tiên sang thị trường Nhật Bản và Vương quốc Anh đã đánh dấu mốc quan trọng của ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, khi cây ăn quả được trồng theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, mở ra cơ hội cho trong việc xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.

Nguồn: congthuong

Kết nối xuất khẩu sản phẩm chủ lực của Bến Tre sang Trung Quốc theo đường chính ngạch

Thông tin được ông Nguyễn Minh Cảnh – Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre – đưa ra, trong buổi tọa đàm với Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP. Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp Trung Quốc, do UBND tỉnh Bến Tre phối hợp với Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 6/4 tại Bến Tre.

Ông Nguyễn Minh Cảnh – Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, phát biểu tại tọa đàm

Chia sẻ tại tọa đàm, ông Nguyễn Minh Cảnh – cho biết: Trong 2 năm 2021-2022, kim ngạch xuất khẩu của Bến Tre sang thị trường Trung Quốc đạt hơn 360 triệu USD, tăng bình quân 18,42%/năm, chiếm tỷ trọng 10-15%/năm so với tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.

Trong đó, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm từ dừa, gồm: Dừa khô, chỉ xơ dừa, kẹo dừa, lưới xơ dừa, thạch dừa, cơm dừa nạo sấy, nước cốt dừa… Bên cạnh đó, còn có hàng rau quả, thủy hải sản, dệt may, nhựa và sản phẩm từ nhựa…

Lãnh đạo các Sở ngành, các Hiệp hội, doanh nghiệp tỉnh Bến Tre và 25 doanh nghiệp Trung Quốc tham dự Tọa đàm kết nối giao thương, đẩy mạnh xuất khẩu nông, thủy sản giữa doanh nghiệp Bến Tre và doanh nghiệp Trung Quốc, ngày 6/4/2023

“Hiện tỉnh Bến Tre có hơn 100 doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, chủ yếu là các doanh nghiệp ngành dừa” – Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre thông tin.

Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Bến Tre, Hội doanh nhân trẻ, Hiệp Hội Dừa tỉnh Bến Tre cùng các doanh nghiệp cũng đã có những trao đổi, chia sẻ về những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuấ khẩu. Đồng thời đề xuất, kiến nghị cần hỗ trợ để thời gian tới có nhiều mối quan hệ, hợp tác, ký kết được nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, nhất là các sản phẩm từ dừa với các doanh nghiệp Trung Quốc.

Đặc biệt, các doanh nghiệp Bến Tre tại tọa đàm rất muốn tăng cường quan hệ hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Trung Quốc, xuất khẩu hàng hóa qua đường chính ngạch.

Ông Trần Văn Đức – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Bến Tre mong muốn Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho Bến Tre xuất khẩu dừa và các mặt hàng nông sản khác, tại tọa đàm ngày 6/4/2023

Tuy nhiên, để thực hiện được, theo ông Trần Văn Đức – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp tỉnh Bến Tre, phía Trung Quốc cần khơi thông các rào cản kỹ thuật, thương mại trong thời gian tới. Trong đó, cần có quy trình rõ ràng, quy chuẩn cụ thể hiện có rất nhiều rào cản về thủ tục cần được cả hai phía khơi thông, nhất là đối với hàng nông sản để việc xuất khẩu có thể dễ dàng hơn và có cơ chế giảm thuế nhập khẩu đầu vào…

Ở góc độ chính quyền địa phương, ông Nguyễn Minh Cảnh – Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre – hy vọng rằng, Ngài Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TP. Hồ Chí Minh và các thành viên tham gia đoàn sẽ là cầu nối quan trọng thúc đẩy hợp tác thương mại giữa các doanh nghiệp Trung Quốc với doanh nghiệp Bến Tre. Đồng thời, mong muốn Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho Bến Tre xuất khẩu các sản phẩm chủ lực vào thị trường Trung Quốc, nhất là trái dừa khô và dừa uống nước được xuất khẩu chính ngạch…

Tỉnh Bến Tre có hơn 100 doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, chủ yếu là các doanh nghiệp ngành dừa

“Trên cương vị của mình, Ngài Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TP. Hồ Chí Minh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để kết nối các doanh nghiệp của Trung Quốc tiếp tục quan tâm kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh, đặc biệt là sản phẩm từ dừa. Đồng thời nghiên cứu đầu tư vào Bến Tre, nhất là đầu tư vào các lĩnh vực phát triển công nghiệp chế biến sâu nông lâm thủy sản, trong đó có các sản phẩm từ dừa. Cũng như đầu tư phát triển thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái…” – ông Nguyễn Minh Cảnh mong muốn.

Phó Chủ tịch Tỉnh Bến Tre cam kết, chính quyền sẽ luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trên cơ sở quy định của pháp luật, để hỗ trợ các nhà đầu tư, đối tác Trung Quốc đến tìm hiểu cơ hội hợp tác phát triển thương mại và đầu tư tại Bến Tre.

“Phía Trung Quốc cũng rất mong muốn doanh nghiệp 2 bên sớm kết nối, xuất khẩu dừa theo đường chính ngạch. Đặc biệt, sớm xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam nói chung và Bến Tre nói riêng tại thị trường Trung Quốc” – ông Ngụy Hoa Tường – Tổng lãnh sự Trung Quốc tại TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh.

Hiện tỉnh Bến Tre có 77.000 ha trồng dừa với sản lượng đạt hơn 600 triệu trái mỗi năm, giá trị sản xuất ngành chế biến dừa đạt 3.500 tỷ đồng, chiếm gần 10% so với giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Mỗi năm kim ngạch dừa xuất khẩu của Bến Tre đạt khoảng 350 triệu USD, tới 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó chủ yếu là Hoa Kỳ, Trung Đông, châu Phi, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc.
Nguồn: congthuong

Tọa đàm Việt Nam – Singapore: Logistics, thương mại và kết nối

Kết nối thương mại, logistics Việt Nam – Singapore

Ngày 5/4/2023, tại Singapore, Tọa đàm “Việt Nam – Singapore: LogisticsThương mại và Kết nối” đã được tổ chức.

Tọa đàm được Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Thương vụ – Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore, Phòng Thương mại và Công nghiệp người Hoa tại Singapore (SCCCI) và Hiệp hội Logistics Singapore (SLA) đồng chủ trì.

Tham gia tọa đàm có ông Mai Phước Dũng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Singapore; Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương; Ông Cao Xuân Thắng – Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Singapore.

Về phía Singapore có sự tham gia của ông Kho Choon Keng, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp người Hoa tại Singapore, đại diện Hiệp hội Logistics Singapore và gần 100 doanh nghiệp của Việt Nam và Singapore hoạt động trong lĩnh vực logistics, sản xuất, thương mại.

Ông Trần Thanh Hải phát biểu tại tọa đàm

Phát biểu tại tọa đàm, ông Trần Thanh Hải cho biết, những năm qua, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Singapore luôn phát triển tích cực. Giai đoạn 2018-2021, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Singapore tăng trưởng ổn định và trong ASEAN, Singapore là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore đạt 9,1 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2021.

“Việt Nam luôn coi các nước ASEAN, trong đó có Singapore, là một trong những mắt xích quan trọng trong chiến lược phát triển logistics của Việt Nam. Với hệ thống cảng biển lớn và hiện đại bậc nhất thế giới, Singapore luôn nằm trong top những quốc gia phát triển hàng đầu về logistics” – ông Trần Thanh Hải khẳng định.

Về phía Việt Nam, Chính phủ Việt Nam xác định logistics là một ngành dịch vụ quan trọng. Việt Nam xếp thứ 39/160 nước về hiệu quả logistics, đứng thứ 3 trong số các nước ASEAN và đứng đầu trong các thị trường mới nổi. Trong những năm gần đây, ngành logistics Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao từ 14-16%. Số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics hiện có khoảng 30.000 doanh nghiệp, bao gồm dịch vụ kho bãi, giao nhận, vận tải… Cùng với việc gia nhập các Hiệp định thương mại tự do với thị trường rộng lớn, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu luôn ở mức 02 con số, Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng cho ngành dịch vụ logistics.

Tọa đàm được tổ chức nhằm mục tiêu tăng cường cơ hội hợp tác và kết nối doanh nghiệp logistics, sản xuất, thương mại Việt Nam – Singapore. Đây là một nội dung hết sức thiết thực đối với quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại giữa hai nước, khi nền kinh tế của cả hai nước đã tham gia hội nhập sâu hơn, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.

Tọa đàm được chia làm 2 phần, phần tham luận của các đại diện tổ chức, doanh nghiệp và kết nối giao thương B2B. Ông Trần Thanh Hải nhận định: “Qua buổi Tọa đàm này, doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội tương tác, cùng thảo luận những những tiềm năng, cơ hội hợp tác giữa hai quốc gia; những xu hướng phát triển của logistics cũng như tình hình, bối cảnh môi trường kinh doanh sắp tới. Đồng thời, chia sẻ những kinh nghiệm kinh doanh, xây dựng chiến lược của doanh nghiệp nhằm mục tiêu hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững. Sự kiện cũng là cơ hội để doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất, thương mại được kết nối, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, ký kết hợp đồng”.

Tọa đàm là cơ hội tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp hai quốc gia trong lĩnh vực logistics

Những năm qua, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Singapore luôn phát triển tích cực. Đặc biệt, năm 2023 mang nhiều ý nghĩa với việc hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.

Là hai nền kinh tế mang tính bổ trợ lẫn nhau, Việt Nam và Singapore đang thúc đẩy thực thi các hiệp định thương mại mà hai bên cùng tham gia nhằm tăng cường hợp tác kinh tế song phương. Cùng là thành viên của ASEAN và cùng tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do như CPTPP, RCEP, Việt Nam và Singapore nỗ lực khai thác hiệu quả những lợi ích mà các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại, đóng góp vào quá trình phục hồi kinh tế mỗi nước, cũng như của khu vực sau đại dịch.

Singapore duy trì vị trí dẫn đầu trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đứng thứ hai trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Singapore có 3.095 dự án đầu tư còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt 70,8 tỷ USD. Singapore có nhiều dự án đầu tư tại 51/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, dẫn đầu là Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp sau là Hà Nội, Bắc Ninh… Trong khi đó, Việt Nam có 140 dự án đầu tư sang Singapore còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 586 triệu USD. Singapore luôn nằm trong top những quốc gia phát triển hàng đầu về logistics. Chỉ số hiệu quả Logistics (theo công bố của Ngân hàng Thế giới) của Singapore xếp thứ 7/160 quốc gia. Singapore cũng sở hữu hệ thống cảng biển lớn và hiện đại bậc nhất thế giới.

Về phía Việt Nam, Việt Nam hiện có trên 30.000 doanh nghiệp trong các lĩnh vực vận tải, kho bãi, giao nhận, chuyển phát… Chính phủ Việt Nam xác định logistics là ngành dịch vụ quan trọng, đóng vai trò kết nối, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Vì thế, ngành logistics luôn được Việt Nam quan tâm và chú trọng. Chỉ số hoạt động logistics của Việt Nam đứng thứ 3/10 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, và đứng thứ 39/160 trên toàn cầu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp logistics Việt Nam vẫn còn nhỏ, cung cấp các dịch vụ chưa có giá trị gia tăng cao. Doanh nghiệp Việt Nam rất mong muốn học hỏi và tìm kiếm cơ hội hợp tác với quốc gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực logistics là Singapore.

Tìm hiểu kinh nghiệm phát triển logistics từ Singapore

Tọa đàm là chương trình nằm trong khuôn khổ chuyến công tác của Bộ Công Thương nhằm tìm hiểu, học tập kinh nghiệm, giới thiệu cơ hội hợp tác kinh doanh, đầu tư trong lĩnh vực logistics giữa Việt Nam và Singapore, diễn ra từ ngày 02 đến ngày 09/4/2023. Hoạt động này được tổ chức nhằm triển khai Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm được giao tại Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Đoàn công tác do Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Thương vụ – Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore tổ chức, với sự tham gia của khoảng 35 đại diện đến từ các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương, các Hiệp hội và Doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics.

Ngoài những trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và thông tin từ sự kiện Tọa đàm “Việt Nam – Singapore: Thương mại và kết nối”, Đoàn Việt Nam có buổi làm việc với các cơ quan, tổ chức tại Singapore như Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore; Hiệp hội Logistics Singapore; Enterprises Singapore (ESG) để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực logistics, đặc biệt là kinh nghiệm trong xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ logistics và điều phối công tác phát triển logistics quốc gia.

Chương trình làm việc của Đoàn cũng bao gồm các buổi khảo sát, tham quan các cảng biển của Singapore dưới sự quản lý của PSA nhằm tìm hiểu về cách tiếp cận của Singapore về cảng tự động, cảnh xanh; thăm và làm việc với Supply Chain City – nhà cung cấp dịch vụ hậu cần và giải pháp đô thị thuộc Tập đoàn YCH; thăm trung tâm khai thác hàng hóa tại sân bay Changi; khảo sát cơ sở hạ tầng logistics thuộc CapitaLand, Mappletree, Access World; làm việc với Trafigura, Sembcorp để trao đổi, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực logistics…

 

Nguồn: congthuong
Exit mobile version