Liên tục giữ vững vị trí là thị trường xuất khẩu (XK) lớn nhất của nước ta, kim ngạch XK sang Hoa Kỳ sau 10 tháng năm 2017 đã đạt 34,7 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2016; xuất siêu 27,1 tỷ USD. Cơ hội gia tăng XK vào thị trường này còn rất lớn vì tổng kim ngạch XK vẫn thấp so với dung lượng thị trường.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ tăng trưởng khả quan
Vững vàng vị trí dẫn đầu
Theo Bộ Công Thương, thời gian qua, nhiều mặt hàng XK chính của Việt Nam đạt mức tăng trưởng tốt tại thị trường Hoa Kỳ, cao hơn mức tăng trưởng cùng kỳ năm ngoái như: Dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép các loại… 9 tháng đầu năm, kim ngạch XK dệt may sang Hoa Kỳ đạt tốc độ tăng trưởng khả quan với 9,25 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm gần 30% tổng trị giá XK hàng hóa Việt Nam sang thị trường này. Tiếp sau dệt may là giày dép với kim ngạch XK 9 tháng đạt 3,76 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 12% tổng trị giá hàng hóa Việt Nam XK sang Hoa Kỳ. Đây cũng là quốc gia nhập khẩu (NK) rất nhiều gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam với tổng kim ngạch lên tới 2,36 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 7,6% tổng trị giá XK hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ.
Nhiều năm trở lại đây, Hoa Kỳ là thị trường NK nhiều nhất hàng hóa của Việt Nam và cũng là thị trường mà Việt Nam đạt thặng dư thương mại lớn nhất. Tuy nhiên, nếu xét trên tổng kim ngạch NK của Hoa Kỳ thì kim ngạch XK hàng hóa của Việt Nam còn hạn chế. Đơn cử, năm 2016, tổng kim ngạch XK hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này đạt 38,45 tỷ USD, chỉ chiếm khoảng 2% tổng kim ngạch NK hàng hóa của Hoa Kỳ (2.450 tỷ USD).
Nắm chắc điều kiện thị trường
Cơ hội gia tăng kim ngạch XK là có, nhưng không dễ dàng. Một trong những khó khăn lớn nhất mà DN XK Việt Nam sang Hoa Kỳ phải đối diện là những thay đổi về xu hướng bảo hộ thông qua các rào cản kỹ thuật, tiêu chuẩn chặt chẽ về chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông – lâm – thủy sản.
Đơn cử, từ ngày 1/1/2018, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ áp dụng Chương trình giám sát hải sản nhập khẩu (SIMP), chống lại các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU) và gian lận hải sản vào nước này. Đến nay, không ít DN còn chưa hiểu rõ những yêu cầu, quy định của chương trình. Hoặc Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ cũng yêu cầu tất cả các nhà máy phải gia hạn đăng ký XK thủy sản sang Hoa Kỳ sau mỗi 2 năm, bắt đầu từ năm 2016, tuy nhiên, nhiều DN chưa để tâm đến vấn đề này.
Hóa giải những thách thức hiện hữu, tăng XK vào Hoa Kỳ, nhiều giải pháp đã được triển khai. Cụ thể, với nông – lâm – thủy sản, giai đoạn 2016 – 2017, Bộ Công Thương phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các chương trình hành động về an toàn thực phẩm, đặc biệt là tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm theo chuỗi liên kết giữa người sản xuất với DN và thị trường. Đồng thời, tăng cường nâng cao hoạt động thực thi Luật An toàn thực phẩm, Luật Thủy sản…; tăng cường thông tin đến các DN những thay đổi về điều kiện của thị trường…
Với các mặt hàng khác, Bộ Công Thương khuyến cáo, DN cần có giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh và chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn thị trường nhằm giữ vững và mở rộng thị phần XK.
Bộ Công Thương dự báo, năm 2017, kim ngạch XK sang Hoa Kỳ đạt trên 40 tỷ USD và Hoa Kỳ sẽ giữ vững vị thế là thị trường XK lớn nhất của Việt Nam.
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 6/2017 đạt 35,88 tỷ USD, giảm 1,4% so với tháng trước. Qua đó đưa kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nửa đầu năm 2017 đạt 198,22 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu trong tháng 6/2017 đạt gần 17,8 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng 5/2017 và kim ngạch xuất khẩu 6 tháng/2017 đạt 97,21 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu trong tháng 6/2017 đạt gần 18,09 tỷ USD, giảm 2% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu 6 tháng/2017 đạt 100,5 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2016.
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và
cán cân thương mại từ 6 tháng đầu năm giai đoạn 2013-2017
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trong đó, xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 6/2017 đạt 23,18 tỷ USD, giảm 2,9% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong 6 tháng/2017 đạt 129,62 tỷ USD, tăng 23,9%, tương ứng tăng 24,7 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể:
– Xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 6/2017 đạt gần 12,35 tỷ USD, giảm 3% so với tháng trước và 6 tháng/2017 đạt gần 68,97 tỷ USD, tăng 20,1%, tương ứng tăng hơn 11,54 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước;
– Nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng đạt 10,83 tỷ USD, giảm 2,7% so với tháng trước và 6 tháng/2017 đạt 60,66 tỷ USD, tăng 28,4%, tương ứng tăng gần 13,43 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn hoàn toàn trong nước: Trong tháng 6/2017 đạt kim ngạch 12,7 tỷ USD, tăng 1,4%, tương ứng tăng 176 triệu USD so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất nhập khẩu của khối này trong 6 tháng/2017 đạt 68,6 tỷ USD, tăng 17,2%, tương ứng tăng 10,05 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
– Xuất khẩu của khối doanh nghiệp hoàn toàn vốn trong nước tháng 6/2017 đạt hơn 5,44 tỷ USD, tăng 4,7%, tương ứng tăng 244 triệu USD, so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu của khối này 6 tháng/2017 đạt gần 28,76 tỷ USD, tăng 15,9%, tương ứng tăng 3,94 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
– Nhập khẩu của nhóm doanh nghiệp hoàn toàn vốn trong nước tháng 6/2017 đạt 7,26 tỷ USD, giảm 0,9%, tương ứng giảm 68 triệu USD so với tháng trước. Đưa kim ngạch nhập khẩu của khối này 6 tháng/2017 đạt 39,84 tỷ USD, tăng 18,1%, tương ứng tăng 6,11 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Cán cân thương mại hàng hóa: Tháng 6/2017 cả nước thâm hụt 292 triệu USD, đưa cán cân của cả nước 6 tháng/2017 thâm hụt gần 2,78 tỷ USD. Trong đó:
– Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 6/2017 đạt mức thặng dư 1,53 tỷ USD, đưa thặng dư của khối này trong 6 tháng/2017 đạt 8,31 tỷ USD;
– Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp có vốn hoàn toàn trong nước tháng 6/2017 thâm hụt 1,82 tỷ USD, đưa thâm hụt của nhóm này trong 6 tháng/2017 là 11,09 tỷ USD, bằng 38,6% kim ngạch xuất khẩu của khối này.
2. Thị trường xuất nhập khẩu
Hàn Quốc lần đầu tiên vượt qua 3 thị trường Hoa Kỳ, EU, ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ đứng sau thị trường Trung Quốc.
Trong 6 tháng/2017 kim ngạch xuất nhập khẩu của 10 thi trường lớn nhất của Việt Nam đạt kim ngạch 176,09 tỷ USD, chiếm 88,8% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trong đó, lớn nhất vẫn là thị trường Trung Quốc với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 39,86 tỷ USD, chiếm 20,1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước; Hàn Quốc đã vượt qua 3 thị trường là Hoa Kỳ, EU, và ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn lớn thứ 2 của Việt Nam với hơn 29,12 tỷ USD, chiếm 14,7%; Hoa Kỳ là thị trường lớn thứ 3 với kim ngạch 24,42 tỷ USD, chiếm 12,3%, tiếp theo là thị trường EU (28 nước) với 24,01 tỷ USD, chiếm 12,1%, thị trường ASEAN với kim ngạch hơn 23,93 tỷ USD; chiếm 12,1%; …
Biểu đồ 2: Xuất nhập khẩu Việt Nam và 10 đối tác thương mại lớn nhất 6 tháng đầu năm 2017
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Thị trường xuất khẩu:Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 6 tháng/2017 đạt mức tăng 42,9%, cao nhất từ năm 2012 đến nay.
Trong 6 tháng/2017, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch gần 19,7 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; thị trường EU (28 nước) đạt kim ngạch 18,2 tỷ USD, tăng 12,4%; Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 với hơn 13,02 tỷ USD, tăng 42,9%; thị trường ASEAN với kim ngạch 10,35 tỷ USD, tăng 27,1%; Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 với kim ngạch hơn 8 tỷ USD, tăng 20,4%; tiếp theo là thị trường Hàn Quốc với kim ngạch gần 6,57 tỷ USD, tăng 28,6%;…
Thị trường nhập khẩu: Nhập khẩu hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc 6 tháng/2017 tăng 51,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất cho Việt Nam với kim ngạch 26,84 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước, và chiếm tỷ trọng 26,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước; thị trường Hàn Quốc đứng thứ 2 với 22,56 tỷ USD, tăng 51,3%, chiếm tỷ trọng 22,4%; ASEAN là thị trường cung cấp hàng hóa lớn thứ 3 cho Việt Nam với kim ngạch 13,58 tỷ USD; tăng 17,7%; chiếm tỷ trọng 13,5%;…
3. Hàng hóa xuất khẩu
Xuất khẩu hàng hóa 6 tháng 2017, có 19 nhóm hàng/45 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, tăng 2 nhóm hàng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 10 nhóm hàng có kim ngạch lớn nhất đạt kim ngạch 69,94 tỷ USD, chiếm 71,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Biểu đồ 3: 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất 6 tháng/2017 so với cùng kỳ 2016
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Điện thoại các loại và linh kiện: Đạt kim ngạch xuất khẩu trong tháng là 3,23 tỷ USD, giảm 21,9% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này 6 tháng/2017 đạt 19,5 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam trong 6 tháng/2017 chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với kim ngạch 2,05 tỷ USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước; Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) với kim ngạch 1,92 tỷ USD, giảm 13,8%; Hàn Quốc với 1,71 tỷ USD, tăng 30,2%;…
Hàng dệt may: Đạt kim ngạch xuất khẩu trong tháng là 2,37 tỷ USD, tăng 23,1% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng/2017 đạt 11,75 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước;
Trong 6 tháng/2017, 48,9% trị giá hàng dệt may của cả nước được xuất khẩu sang Hoa Kỳ với kim ngạch 5,75 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước; đứng thứ 2 trường EU (28 nước) với kim ngạch 1,69 tỷ USD, tăng 3,5%; tiếp theo là thị trường Nhật Bản với kim ngạch 1,37 tỷ USD, tăng 8%; …
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Đạt kim ngạch xuất khẩu trong tháng là 2,05 tỷ USD, tăng 10,1% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng/2017 đạt 11,56 tỷ USD, tăng 45,8% so với tháng trước.
Trong 6 tháng/2017, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường: Trung Quốc với 2,85 tỷ USD, tăng 99,6% so với cùng kỳ năm trước; thị trường EU(28 nước) với kim ngạch 2,12 tỷ USD, tăng 23,7%; thị trường Hoa kỳ với 1,35 tỷ USD, tăng 0,2%; …
Máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác: Đạt kim ngạch xuất khẩu trong tháng là 1,03 tỷ USD, giảm 14,2% so với tháng trước; Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng/2017 đạt 5,93 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm trước;
Trong 6 tháng/2017, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác chủ yếu được xuất khẩu đi các thị trường sau: Hoa Kỳ đạt trị giá 1,22 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước; Nhật Bản đạt trị giá 833 triệu USD, tăng 15,5%; Trung Quốc đạt trị giá 733 triệu USD, tăng 70%;…
Gỗ và sản phẩm gỗ: Đạt trị giá xuất khẩu trong tháng là 633 triệu USD, tăng 2,5% so với tháng 5/2017, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng/2017 đạt 3,66 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 6 tháng/2017, gỗ và sản phẩm gỗ chủ yếu được xuất khẩu đi các thị trường sau: Hoa Kỳ với 1,51 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước; Trung Quốc với 556 triệu USD, tăng 29%; Nhật Bản với 503 triệu USD, tăng 5,3%…
Hàng nông sản: (bao gồm: hàng rau quả, hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo, sắn và sản phẩm từ sắn; cao su) Đạt kim ngạch xuất khẩu trong tháng là 1,53 tỷ USD, giảm 2,1% so với tháng trước, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng/2017 đạt 8,51 tỷ USD, tăng 19,8% so với tháng trước.
Hàng nông sản xuất khẩu trong 6 tháng/2017 chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường: Trung Quốc với 3,05 tỷ USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu hàng nông sản sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 35,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của cả nước; thị trường EU (28 nước) đạt kim ngạch 1,53 tỷ USD, tăng 13,8%, chiếm tỷ trọng 17,9%; Hoa Kỳ với 1,04 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 12,2%;… Cụ thể như sau:
– Hàng rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu trong tháng là 272 triệu USD; giảm 27,5% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng/2017 của nhóm hàng này đạt 1,67 tỷ USD, tăng 43,5% so với cùng kỳ năm trước;
– Xuất khẩu hạt điều trong tháng đạt 35 nghìn tấn, trị giá 354 triệu USD, tăng 4,3% về lượng và 7,4% về trị giá. Đưa kim ngạch xuất khẩu hạt điều 6 tháng/2017 đạt 151 nghìn tấn, trị giá 1,47 tỷ USD, giảm 3,2% về lượng, tuy nhiên tăng 22,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước;
– Xuất khẩu cà phê trong tháng đạt 122 nghìn tấn, trị giá 276 triệu USD, tương đương với mức xuất khẩu của tháng trước. Đưa kim ngạch xuất khẩu cà phê trong 6 tháng/2017 đạt 831 nghìn tấn, trị giá 1,88 tỷ USD, giảm 15,3% về lượng, tuy nhiên tăng 10,4% về trị giá;
– Xuất khẩu cao su trong trong tháng đạt 122 nghìn tấn, trị giá 188 triệu USD, tăng 100,8% về lượng và 84,5% về trị giá so với tháng trước. Đưa kim ngạch xuất khẩu cao su 6 tháng/2017 đạt 484 nghìn tấn, trị giá 896 triệu USD.
III. Nhập khẩu một số nhóm hàng chính
Trong 6 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu hàng hóa đạt kim 100,5 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 21 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 81,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Đóng góp không nhỏ vào mức tăng đó là các nhóm hàng: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 4,96 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 3,65 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 1,44 tỷ USD;
Biểu đồ 4: Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất 6 tháng/2017 so với cùng kỳ năm 2016
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: Kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tháng 6/2017 đạt gần 3,34 tỷ USD, giảm 3,6% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng/2017 đạt 18,27 tỷ USD, tăng 37,2% so với cùng kỳ năm trước, là nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong 54 nhóm hàng.
Các thị trường cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam 6 tháng/2017 chủ yếu gồm: Hàn Quốc với kim ngạch 6,18 tỷ USD, tăng 128,5% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 33,85 trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước; đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc với 5,33 tỷ USD, tăng 26,1%, chiếm tỷ trọng 29,2%; thị trường Nhật Bản với 2,12 tỷ USD, tăng 2,1%, chiếm tỷ trọng 11,6%.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Đạt kim ngạch nhập khẩu trong tháng là 2,88 tỷ USD, giảm 2,6% so với tháng trước, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này 6 tháng/2017 đạt 16,3 tỷ USD, tăng 28,9% so với tháng trước.
Các thị trường cung cấp máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cho Việt Nam 6 tháng/2017 chủ yếu gồm: Hàn Quốc đạt trị giá 6,04 tỷ USD, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 37,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước; Trung Quốc đạt trị giá 3,23 tỷ USD, tăng 27,1%, chiếm tỷ trọng 19,8%; Đài Loan với 1,7 tỷ USD, tăng 23%, chiếm tỷ trọng 10,4%;…
Điện thoại các loại và linh kiện: Đạt kim ngạch nhập khẩu trong tháng là 1,13 tỷ USD, tăng 2,4% so với tháng trước, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này 6 tháng/2017 đạt 6,24 tỷ USD, tăng 30,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 6 tháng/2017 nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện chủ yếu được nhập khẩu từ các thị trường: Trung Quốc với 3,25 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc với 2,29 tỷ USD, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm trước;…
Nhóm hàng nguyên phụ liệu (bao gồm: bông, xơ sợi dệt các loại, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy): Nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu trong tháng 6/2017 đạt 1,85 tỷ USD, giảm 10,9% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu 6 tháng/2017 đạt 10,33 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 10,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Trong đó:
– Vải các loại là nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất với 5,49 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy được nhập về với trị giá 2,73 tỷ USD, tăng 8,7%; bông các loại đạt trị giá 1,23 tỷ USD, tăng 54,5%; xơ, sợi dệt các lại đạt trị giá 879 triệu USD, tăng 16,5%.
– Các thị trường cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu cho Việt Nam trong 6 tháng/2017 chủ yếu gồm: Trung Quốc với 4,36 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc với kim ngạch 1,46 tỷ USD, tăng 4,7%; Đài Loan với kim ngạch 1,19 tỷ USD, tăng 11,5%;
Sắt thép các loại: Kim ngạch nhập khẩu sắt thép các loại trong tháng 6/2017 đạt gần 1,1 triệu tấn, trị giá 649 triệu USD; giảm 10,9% về lượng và giảm 15,6% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa lượng sắt thép nhập khẩu trong 6 tháng/2017 đạt 7,91 triệu tấn, trị giá 4,61 tỷ USD, giảm 17,3% về lượng, tuy nhiên tăng 21,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường cung cấp sắt thép các loại cho Việt Nam 6 tháng/2017 chủ yếu gồm: thị trường Trung Quốc với 3,95 triệu tấn, trị giá 2,23 tỷ USD, giảm 23,8% về lượng, tuy nhiên tăng 12,3% về trị giá, đơn giá bình quân đạt 564 USD/tấn; thị trường Nhật Bản cung cấp 1,07 triệu tấn, trị giá 646 triệu USD, giảm 16,7% về lượng và tăng 19,4% về trị giá; Sắt thép các loại có xuất xứ Ấn Độ nhập về Việt Nam 6 tháng/2017 đang có mức tăng đột biến, tăng 20,3 lần về lượng và 13,3 lần về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, lượng sắt thép xuất xứ Ấn Độ là 812 nghìn tấn, trị giá 422 triệu USD, với đơn giá khai báo bình quân là 519 USD/ tấn thấp nhất trong các thị trường cung cấp sắt thép chủ yếu cho Việt Nam.
Biểu đồ 5: Lượng và đơn giá khai báo bình quân sắt thép các loại nhập khẩu 6 tháng đầu năm từ năm 2010 đến 2017
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Hạt điều: Nhập khẩu hạt điều trong tháng 6/2017 đạt 254 nghìn tấn, trị giá 475 triệu USD, tăng 62,2% về lượng và tăng 63% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu 6 tháng/2017 đạt 681 nghìn tấn, trị giá 1,31 tỷ USD, tăng 68,9% về lượng và tăng 117,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường cung cấp hạt điều cho Việt Nam 6 tháng/2017 chủ yếu gồm: Bờ Biển Ngà với 195 nghìn tấn, trị giá 370 triệu USD; tăng 35% về lượng và 74,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; Nigiêria với 113 nghìn tấn trị giá 198 triệu USD, tăng 73,4% về lượng và 124,5% về trị giá; Tanzania với 101 nghìn tấn, trị giá 218 triệu USD, tăng 197% về lượng và 285,9% về trị giá; Campuchia với 88 nghìn tấn, trị giá 174 triệu USD, tăng 16,7% về lượng và 56,1% về trị giá.
Ô tô nguyên chiếc các loại: Trong tháng 6/2017 cả nước nhập khẩu 7,8 nghìn ô tô nguyên chiếc các loại trị giá 171 triệu USD, giảm 21,3% về lượng và 20,7% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa lượng xe ô tô nguyên chiếc các loai nhập khẩu trong 6 tháng/2017 đạt 51 nghìn chiếc, trị giá 1,04 tỷ USD, tăng 2,9% về lượng, giảm 15% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Trong đó,
– Ô tô dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu trong 6 tháng/2017 đạt 26,6 nghìn chiếc, trị giá 449 triệu USD, tăng 30,1% về lượng và 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường cung cấp ô tô dưới 9 chỗ ngồi cho Việt nam chủ yếu gồm:
+ Lớn nhất là thị trường Indonesia với 8,9 nghìn chiếc, trị giá 171 triệu USD, tăng 66 lần về lượng và 103 lần về trị giá so với cùng kỳ năm trước, đơn giá khai báo bình quân đạt 19,3 nghìn USD/chiếc; thị trường Thái Lan đứng thứ 2 với 6,6 nghìn chiếc, trị giá 105 triệu USD, tăng 84,1% về lượng và 157,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, đơn giá khai báo bình quân đạt 15,8 nghìn USD/chiếc.
+ Xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi xuất xứ từ Ấn Độ đạt 5 nghìn chiếc trị giá 21 triệu USD, giảm 6,5% về lượng và giảm 5,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, đơn giá khai báo bình quân đạt 4,2 nghìn chiếc.
Biểu đồ 6: Cơ cấu nhập khẩu xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi theo thị trường 6 tháng/2017 Nguồn: Tổng cục Hải quan
– Xe ô tô trên 9 chỗ ngồi là 338 chiếc, trị giá 10 triệu USD; giảm 31% về lượng và 30,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Chủ yếu có xuất xứ từ Nhật Bản với 190 chiêc trị giá 5 triệu USD;
– Xe ô tô tải là 19,2 nghìn chiếc trị giá 379 triệu USD, giảm 11,4% về lượng và 17,2% về trị giá. Xe ô tô tải chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan với 12,5 nghìn chiếc, tăng 9%; Hàn Quốc là 2,7 nghìn chiếc, Trung Quốc là 1,9 nghìn chiếc.Xăng dầu các loại: Trong tháng cả nước nhập khẩu 1,37 triệu tấn xăng dầu các loại, trị giá 643 triệu USD, tăng 22,2% về lượng và tăng 16,7% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa lượng nhập khẩu xăng dầu các loại 6 tháng/2017 đạt 6,41 triệu tấn, trị giá 3,32 tỷ USD, tămg 0,3% về lượng, và tăng 30,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường cung cấp xăng dầu cho Việt Nam 6 tháng/2017 chủ yếu gồm: Singapore với 2,69 triệu tấn, trị giá 1,31 tỷ USD, tăng 6,5% về lượng và 37,4% về trị giá; Hàn Quốc với 1,45 triệu tấn, trị giá 875 triệu USD, tăng 76,7% về lượng và 108,6% về trị giá; Malaysia với 1,25 triệu tấn, trị giá 567 triệu USD, giảm 33,2% về lượng và 19,8% về trị giá.
Hơn 1.000 công ty Việt Nam đã rớt khỏi danh sách được xuất hàng vào Mỹ do không nắm bắt được quy định mới.
“Chúng tôi xuất khẩu gạo qua Mỹ ba năm qua. Nhưng từ đầu năm đến giờ, chúng tôi chưa có hợp đồng nào đi Mỹ. Với các thay đổi về tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm mới, có thể các nhà nhập khẩu bên đó đang tạm hoãn mua hàng để kiểm tra lại”, ông Phạm Thái Bình – Giám đốc công ty Gạo Trung An cho biết.
Công ty ông Bình chỉ là chưa có đơn hàng. Nghiêm trọng hơn, trong 7 tháng qua, Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã có 32 lệnh cảnh báo đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ. Nguyên nhân là các doanh nghiệp không nắm bắt và thích ứng được với thay đổi chính sách của nước này.
Hơn 1.000 công ty Việt Nam không thể xuất hàng vào Mỹ
Tháng 12/2016, có 1.845 nhà máy thực phẩm ở Việt Nam đăng ký với FDA để xuất khẩu vào Mỹ. Nhưng trong tháng 1 năm nay, con số này rớt xuống còn 806. Ông Mark Gillin – Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) cho biết, theo quy định mới, tất cả các nhà máy đã đăng ký phải gia hạn đăng ký sau mỗi 2 năm, bắt đầu từ 2016, trong giai đoạn từ 1/10 đến 31/12. Tuy nhiên, hơn 1.000 công ty Việt Nam không biết quy định mới nên không đăng ký. Kết quả là họ bị rớt khỏi danh sách và không thể xuất hàng vào Mỹ.
“Theo quy định mới về an toàn thực phẩm dành cho sản phẩm nhập khẩu, dựa vào Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm Mỹ và sự dịch chuyển trách nhiệm trong điều tra nhập khẩu cá da trơn từ FDA sang USDA, chúng tôi quan ngại rằng sự thiếu hiểu biết các quy định mới có thể gây ra sự giảm sút đáng kể về kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp và thực phẩm của Việt Nam vào Mỹ”, ông Mark Gillin nhận định tại “Diễn đàn an toàn thực phẩm toàn cầu” vừa diễn ra tại TP HCM.
Là một trong 15 đối tác thương mại nông nghiệp lớn nhất của Mỹ, năm ngoái, chỉ riêng cá và tôm cua đã mang về cho Việt Nam 1,4 tỷ USD. Tuy nhiên, đường vào Mỹ ngày càng khó, khi các quy định thành phần của Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm Mỹ (FSMA) đang dần có hiệu lực. Trong tháng 5 và 6 vừa qua, nhiều đoàn thanh tra của FDA đã đến các nhà máy thủy sản tại Việt Nam làm việc và cũng bắt đầu dò hỏi doanh nghiệp về các hiểu biết liên quan đến FSMA.
FSMA có tinh thần cốt lõi là chuyển trọng tâm từ đối phó nhiễm bẩn thực phẩm sang phòng chống nhiễm bẩn thực phẩm. Luật này không chỉ quan tâm đến kiểm tra chất lượng đầu cuối mà quy định chi tiết và chặt chẽ cả chuỗi sản xuất thực phẩm, từ trang trại đến bàn ăn.
Luật cũng yêu cầu nhà nhập khẩu tham gia Chương trình kiểm tra nhà cung ứng nước ngoài (FSVP). Nghĩa là các đơn vị tại Mỹ muốn nhập khẩu sẽ phải kiểm tra kỹ hơn về nguồn hàng từ Việt Nam so với trước.
Trong khi đó, với nhà chế biến, nếu từ trước đến nay có thể tự tìm hiểu các tiêu chí của Hazard rồi áp dụng thì FSMA lại gắt gao hơn. Luật yêu cầu các nhà chế biến phải có một cá nhân được học về FSMA theo các chương trình do FDA công nhận. Tức là, doanh nghiệp muốn đưa hàng qua Mỹ thì phải cử một người đi học và tốt nghiệp được chương trình luật FSMA cho Mỹ cấp bằng.
“FSMA là luật. Nó khác với các tiêu chuẩn tự nguyện. Với FSMA mà không tuân thủ là không có cơ hội đưa sản phẩm vào Mỹ. Vì vậy, thay vì hỏi có nên áp dụng FSMA hay không thì phải hỏi là có muốn xuất khẩu đi Mỹ hay không. Nếu đã muốn xuất hàng đi Mỹ thì FSMA là bắt buộc”, ông Nguyễn Huy – Giám đốc Thực phẩm của Bureau Veritas Việt Nam nhấn mạnh.
Trước tính cấp bách của các thay đổi này, Thủ tướng vừa giao Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tìm hiểu những thay đổi trong quy định nhập khẩu của Mỹ để kịp thời thông tin đến các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan nhằm có biện pháp ứng phó hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại về xuất khẩu.
Các chuyên gia quốc tế cho rằng, xu hướng tăng hàng rào kỹ thuật trong nhập khẩu thực phẩm và truy xuất chất lượng đến tận nguồn đang diễn ra mạnh mẽ tại các thị trường phát triển. Việt Nam muốn giữ vị thế là một nhà xuất khẩu lớn thì phải chấp nhận cuộc chơi.
Báo cáo của Trường kinh doanh Marshall dành cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương công bố cuối năm ngoái nhận định, các biện pháp phi thuế quan trong thương mại đang ngày càng gia tăng và phức tạp hơn ở các quốc gia. Trong số đó, rào cản kỹ thuật đối với thương mại và các biện pháp vệ sinh – kiểm dịch động thực vật được coi là những rảo cản lớn nhất.
“Nhu cầu của thế giới về các loại đạm động vật lành mạnh và thực phẩm nhiệt đới ngày càng tăng. Vấn đề đặt ra là làm sao nâng cao quyền hạn và năng lực cho ngành thực phẩm Việt Nam, thúc đẩy canh tác nông nghiệp bền vững và tuân thủ các quy định mới của FDA”, bà Ratih Puspitasari, Giám đốc Phụ trách Hợp tác Khoa học và Luật định củaCargill khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ nhận định.